Amazon - một trong "tứ đại quyền lực" về công nghệ thế giới (cùng với Facebook, Apple, Google) - có kế hoạch bổ sung mạng lưới các trung tâm dữ liệu khổng lồ của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng cách xây dựng các trung tâm dữ liệu khu vực, công ty con trong lĩnh vực điện toán đám mây của Amazon nói với Nikkei Asia.
Amazon Web Services (AWS) cung cấp cho khách hàng hàng loạt các giải pháp kỹ thuật số, chẳng hạn như lưu trữ và xử lý dữ liệu. Giống như các đối thủ cạnh tranh lớn - Microsoft và Google hay Alibaba Group Holding và Tencent - AWS đang chạy đua để xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn, trị giá hàng tỷ USD ở châu Á.
Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, Phil Davis, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của AWS, cho biết công ty của ông đã nhận ra một cơ hội mới: "Chúng tôi đang thấy nhiều quốc gia nhỏ hơn có thể không cần đến các trung tâm siêu dữ liệu. Họ cần các trung tâm dữ liệu khu vực hơn".
Amazon đã thông báo họ sẽ xây dựng 10 trung tâm dữ liệu khu vực địa phương ở 6 quốc gia: Úc, Ấn Độ, New Zealand, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Phil Davis, Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Amazon Web Services: "Chúng tôi đang có lợi thế đáng kể so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác." (Ảnh: AWS)
Các trung tâm dữ liệu địa phương của Amazon nhỏ hơn các trung tâm siêu dữ liệu của, mà công ty gọi là Trung tâm dữ liệu khu vực AWS (AWS Regions).
Các trung tâm khu vực này bao gồm một cụm các cơ sở trung tâm dữ liệu, cung cấp cho khách hàng khả năng dự phòng và khả năng phục hồi. Amazon đã tiêu tốn hàng tỷ USD để xây các trung tâm này.
Ông Davis cho biết AWS sẽ tiếp tục xây dựng thêm các trung tâm khu vực và công ty đã thông báo sẽ bổ sung các trung tâm siêu dữ liệu ở Auckland và thành phố Hyderabad của Ấn Độ.
Bằng cách xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu khu vực, Davis cho biết, AWS sẽ có thể củng cố vị thế của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các trung tâm khu vực sẽ cho phép khách hàng AWS chạy các dịch vụ như: chơi game trong thời gian thực và phát video trực tiếp, cũng như các ứng dụng mới - bao gồm lái xe tự hành và thực tế ảo - trong toàn khu vực.
Davis nói, khách hàng sẽ có thể "xây dựng và triển khai các ứng dụng yêu cầu độ trễ chỉ vài ms". Các trung tâm dữ liệu địa phương có thể giúp người dùng tuân thủ chặt hơn các quy định và yêu cầu về chủ quyền dữ liệu. Hiện nay, Việt Nam cũng đang có kế hoạch đưa ra các quy tắc các quy tắc mở, quản lý việc sử dụng và truyền tải dữ liệu.
Kể từ khi Amazon đi tiên phong trong dịch vụ điện toán đám mây cách đây 16 năm, AWS đã phát triển và mang về nguồn lợi nhuận lớn cho Amazon.
https://cafef.vn/mot-dai-gia-trong-nhom-tu-dai-quyen-luc-cong-nghe-the-gioi-muon-xay-trung-tam-du-lieu-ty-usd-o-viet-nam-20220325135057201.chnTheo Nhịp sống kinh tế