Cuộc chơi siêu ứng dụng chứng kiến sự bứt tốc của tay đua thuần Việt

Theo báo cáo khảo sát thị trường vừa được công bố cuối quý I năm 2024 của Q&me, BE hiện giữ vị trí thứ 2 trong cuộc đua thị phần của dịch vụ đặt xe trực tuyến với 32% thị phần người dùng thường xuyên chỉ tính riêng gọi xe, bỏ xa các thương hiệu khác.

Ở "địa hạt" giao thức ăn, beFood cũng đang là "ngôi sao đang lên" với lượng đơn hàng tăng 390% và lượng khách hàng tăng đến 250% chỉ sau 2 năm ra mắt. Siêu ứng dụng là thuật ngữ chỉ các ứng dụng di động tích hợp nhiều loại dịch vụ và tính năng trên một nền tảng duy nhất, có lượng người dùng khủng và hệ sinh thái dịch vụ tiện lợi, tối ưu cho người dùng, đối tác. Tại Việt Nam, các siêu ứng dụng khởi nguồn từ dịch vụ đặt xe trực tuyến đang là cuộc chơi cân tài cân sức, trong đó có Be Group - một đại diện của Việt Nam.

Thị phần siêu ứng dụng đang được phân chia lại

Theo báo cáo từ Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số Việt Nam có thể đạt quy mô 45 tỉ USD vào năm 2025. Đáng chú ý, bên cạnh thương mại điện tử, gọi xe và đồ ăn trực tuyến là nhóm lĩnh vực có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất với đông đảo lượng người dùng và tần suất sử dụng cao do đặc thù sử dụng hàng ngày. Đây có thể coi là hai mảng dịch vụ số phổ biến nhất đối với nhu cầu tiêu dùng của thị trường Việt Nam - cũng là miếng bánh "Béo bở" mà các ông lớn siêu ứng dụng đang dốc sức để chiếm lĩnh.

Cuộc chơi siêu ứng dụng chứng kiến sự bứt tốc của tay đua thuần Việt- Ảnh 1.

Báo cáo e-Conomy SEA 2023 (Google, Temasek và Bain & Company)

Trong năm 2023, người Việt chi 3 tỷ USD, tương đương 75.000 tỷ đồng, cho dịch vụ gọi xe và đặt thức ăn trực tuyến. Và đặc biệt hơn, một cuộc khảo sát vừa được thực hiện tại Hà Nội và TP.HCM - hai thị trường lớn nhất của dịch vụ đặt xe trực tuyến tại Việt Nam cho thấy, chi tiêu cho việc đặt xe qua ứng dụng chiếm gần 50% tổng chi phí di chuyển hàng tháng của người Việt. Đáng chú ý, phần lớn chi tiêu cho việc đặt xe được dùng cho dịch vụ đặt xe máy.

Cuộc chơi siêu ứng dụng chứng kiến sự bứt tốc của tay đua thuần Việt- Ảnh 2.

Khảo sát thói quen sử dụng ứng dụng đặt xe công nghệ Quý I năm 2024 (Q&Me)

Tại Việt Nam, BE vươn lên mạnh mẽ để phát triển siêu ứng dụng tích hợp cả đặt xe di chuyển, đặt thức ăn và giao nhận trong cùng một ứng dụng. Ở thời điểm hiện tại, BE đang từng bước phát triển vững chắc thành một siêu ứng dụng thuần Việt với con số tăng trưởng bền vững và những bước tiến đáng kể từ sau Covid trong việc chinh phục người dùng ở 2 mảng kinh doanh cốt lõi của nền kinh tế số: Phục vụ nhu cầu đi lại và ăn uống của người dùng đô thị Việt Nam.

Be Group bứt tốc giành lại sân nhà

Cũng theo kết quả một khảo sát khác của Q&me, trong phân khúc từ 16-23 tuổi, BE đang chiếm thế thượng phong với 45% người dùng đặt xe máy trong 3 tháng gần nhất. Chỉ mới cách đây 3 năm, thị phần của BE chiếm chỉ 18%. Nhưng giờ đây, khoảng cách giữa BE (32%) và vị trí dẫn đầu (42%) đang dần được thu hẹp.

Hiện tại, BE đã tăng gần gấp đôi thị phần của mình so với khi mới ra mắt, thu hẹp khoảng cách đáng kể giữa BE và các ứng dụng khác. Đặc biệt, với dịch vụ đặt xe máy, BE có sự phát triển đáng kinh ngạc khi chiếm ưu thế trong thị phần xe máy công nghệ, phủ sóng với hơn 300 nghìn tài xế. Với beFood, chỉ sau 2 năm, số lượng cửa hàng, quán ăn tăng trưởng đến 7 lần và tần suất khách đặt món hàng tháng tăng liên tục ở mức 160%.

Cuộc chơi siêu ứng dụng chứng kiến sự bứt tốc của tay đua thuần Việt- Ảnh 3.

Với mức phát triển tăng 5 lần sau dịch Covid, BE đã vượt xa quy mô của 2 năm trước, cạnh tranh trực tiếp với các ứng dụng khác ở những sản phẩm và dịch vụ trụ cột của nền kinh tế số Việt Nam, phục vụ hàng chục triệu người dùng về nhu cầu đi lại, ăn uống và giao hàng.

Không chỉ vậy, BE dần chiếm được sự tin tưởng của các khách hàng Việt, thông qua việc có thêm 5 triệu khách hàng mới tại 2 thành phố Hà Nội - TP.HCM chỉ trong giai đoạn 2022-2023, trong khi tần suất sử dụng toàn ứng dụng tăng trung bình 2 lần, tỷ lệ duy trì khách hàng trung thành sử dụng dịch vụ đặt xe máy của siêu ứng dụng này đang ở mức cao nhất thị trường, theo báo cáo thị trường quý I năm 2024.

Ví dụ điển hình là beFood - "tân binh" đã nhanh chóng vươn lên top đầu thị trường chỉ sau 2 năm và trở thành đối tác giao hàng trực tuyến của 80.000 quán ăn và cà phê ở các thành phố lớn, với điểm đánh giá hài lòng của khách hàng trung bình đạt 4.8/5.

Trong tương lai, bên cạnh việc giữ vững tệp khách hàng chủ lực, BE sẽ phải tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng đa dạng phân khúc khách hàng, cũng như hệ sinh thái tiện ích của mình để tạo sự khác biệt lớn và hiện thực hoá ước mơ dẫn đầu thị trường siêu ứng dụng tại Việt Nam. Hành trình sắp tới của một "chiến binh" nội địa có sự đầu tư bài bản, vững mạnh chắc hẳn sẽ còn nhiều điều thú vị để quan sát và theo dõi.

Link nội dung: https://phapluatcuocsong.com/cuoc-choi-sieu-ung-dung-chung-kien-su-but-toc-cua-tay-dua-thuan-viet-a87397.html