Trong số đó, đáng chú ý nhất là Tôn Ngộ Không, hắn được sinh ra từ một tảng đá ở núi Hoa Quả. Sau khi tìm thầy học đạo, hắn được Bồ Đề Tổ Sư dạy 72 phép thuật và cân đẩu vân, trở về xưng vương ở núi Hoa Quả.
Ngọc Hoàng phái Thái Bạch Kim Tinh xuống hạ giới chiêu mộ Tôn Ngộ Không về thiên đình. Tuy nhiên sau này vì cho rằng chức quan do Ngọc Hoàng ban cho quá thấp nên đã làm náo loạn thiên cung, bị nhốt vào lò luyện đan và vô tình luyện được đôi mắt hỏa nhãn kim tinh (mắt thần) có thể nhìn được ra mọi yêu ma dù chúng biến hình ra sao.
Sau đó, Phật Như Lai thấy rằng tình hình thiên đình không thể kiểm soát hỗn loạn, vì vậy ngài đã ra tay trấn áp Tôn Ngộ Không dưới núi Ngũ hành. Năm trăm năm chớp mắt trôi qua, Đường Tăng được Quán Thế Âm Bồ Tát chọn làm người sang Tây Trúc thỉnh kinh về cứu độ chúng sanh đi qua đã cứu Tôn Ngộ Không. Vì trước đó Tôn Ngộ Không được Quán Thế Âm chỉ dẫn, bái Đường Tăng làm thầy và cùng lên đường tới Tây Trúc thỉnh kinh.
Trong Tây Du Ký có một điều cấm kỵ ẩn sâu mà ít người để ý. Điều cấm kỵ này cũng tồn tại trong rất nhiều câu chuyện thần thoại, đó là các thần tiên không được lấy chồng, lấy vợ. Một khi vi phạm thiên quy này sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.
Lấy vợ lấy chồng ở đây còn có thể hiểu là vướng vào tình ái, tức là phạm vào sắc giới – một trong những điều bị cấm đối với người tu hành. Hầu hết các vị thần tiên trong Tây Du Ký đều là những người theo đạo Phật - đạo giáo cực kì chú trọng vào việc "tu luyện sạch sẽ" và "trường thọ". Đối với Phật giáo, tình yêu nam nữ luôn gắn liền với dục vọng, khiến tâm không tĩnh, khó lòng tu hành. Chỉ có cách gạt bỏ thứ tình cảm trần tục này mới có thể tu thành chính quả.
Nhiều người quan niệm rằng những người bất tử là những người sống một cuộc sống vô tư, không phiền não. Thông qua quá trình tu luyện khổ hạnh, các vị thần đã đạt đến một trạng thái tách rời nhất định trong tâm trí, do đó cơ thể họ thăng hoa. Những người có được tu vi đạo hạnh, năng lực phát thuật nhất định, sau khi thoát khỏi sự khống chế của Ngũ hành, cao hơn nữa chính là vượt ra ngoài Tam giới, không chịu vòng luân hồi, sinh tử có thể đạt đến quả vị của La Hán, Chân Nhân.
Mặc dù có pháp lực vô biên và được mọi người kính trọng nhưng họ vẫn có những hạn chế rất lớn. Lấy Trư Bát Giới, đồ đệ thứ hai của Đường Tăng làm ví dụ. Hắn ta vốn là Thiên Bồng Nguyên soái của thiên đình và chỉ huy 8 vạn thủy quân canh giữ ở sông Ngân, nhưng vì trêu ghẹo Hằng Nga mà phạm tội, bị đày xuống hạ giới với ngoại hình nửa người nửa lợn. Đây là một hình phạt không thể chuộc lỗi.
Hóa ra trên trời cũng có phiền phức, cứ tưởng làm thần tiên thì vô tư vô ưu, nhưng không thể yêu và kết hôn như người thường, và họ luôn cô đơn. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ, tại sao thiên đình lại có quy định như vậy? Bí mật gì được ẩn giấu trong này?
Khi Tôn Ngộ Không bái Bồ Đề Tổ Sư làm sư phụ, ngoài dạy y võ công, ngài còn nhắc nhờ đồ đệ những quy tắc tu luyện. Trong nguyên tắc, Bồ Đề Tổ Sư từng nói với Tôn Ngộ Không trong lúc ngồi đợi được dạy phép vào canh ba rằng: "Nhật nguyệt phôi pha nặng cõi trần; Nhàn lai vô sự kiếp tiên nhân; Linh đơn đạo thuật hầu chưa dễ; Chỉ dễ cho ai hưởng lợi phần". Tức là thiên hạ đảo điên vì tình ái, muốn tu tiên phải tránh ra tình cảm nam nữ.
Cái tên Tôn Ngộ Không mà ngài đặt cho đồ đệ cũng mang ý nghĩa rất sâu xa: Chữ "Tôn" trong "Hồ Tôn" nghĩa là khỉ; Chữ "Ngộ" chỉ sự "nhận thức", "trực nhận", "thấu hiểu xuyên suốt"; Chữ "Không" là cảnh giới cao nhất để đạt đến viên mãn, đắc đạo, là hoàn toàn vô niệm. Như vậy trong đó cũng có ý niệm muốn Ngộ Không không vướng vào chuyện tình ái nhân gian. Bởi nhìn lại lịch sử thì hầu hết các vị thần đắc đạo đều là những người không vướng bận chuyện nam nữ, yêu đương.
Tùng Lâm (t/h)
Link nội dung: https://phapluatcuocsong.com/ly-do-tai-sao-than-tien-trong-tay-du-ky-bi-cam-lay-chong-lay-vo-a86287.html