Học ngành gì không lo thất nghiệp?

Học ngành gì không lo thất nghiệp? Đây là câu hỏi thường gặp trên các cổng thông tin việc làm.

 Dường như bài toán thất nghiệp luôn là chủ đề hot nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là đối với nguồn nhân lực trẻ dồi dào.
Việc lựa chọn ngành nghề có triển vọng trong tương lai chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Dưới đây là một số ngành nghề được dự đoán sẽ có nhu cầu cao trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

1. Công nghệ thông tin và Trí tuệ nhân tạo
Trong thế giới công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, hai lĩnh vực nổi bật và hứa hẹn nhất chính là công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (Al).

Thị trường lao động trong ngành Công nghệ thông tin và Trí tuệ nhân tạo (Al) đang chứng kiến những bước phát triển đột phá, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới mẻ và thú vị. Một điểm đáng chú ý là ngành Al không chỉ tạo ra các cơ hội mới mà còn mang lại sự thay đổi lớn về cấu trúc việc làm.

Cụ thể, ngành này dự kiến sẽ tạo ra 133 triệu việc làm mới trên toàn cầu vào năm 2025, trong khi loại bỏ 75 triệu công việc, qua đó mang lại một sự gia tăng ròng 58 triệu việc làm. Sự gia tăng này phản ánh rõ nét xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghệ cao và nhu cầu cao về nhân lực chất lượng. Nhu cầu về chuyên gia AI đang ngày càng tăng, với các công ty và tổ chức trên khắp thế giới đang tìm kiếm các chuyên gia có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực này.

2. Y tế và chăm sóc sức khỏe
Ngành Y tế và Chăm sóc sức khỏe đang trải qua một quá trình biến đổi sâu rộng do sự phát triển của công nghệ và tăng cường nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Trong thập kỷ qua, sự tiến bộ trong công nghệ y tế, từ công nghệ thông tin y tế đến thiết bị y tế thông minh và phương pháp điều trị mới, đã mở ra những cơ hội mới trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tật.

Gần như tất cả những người tham gia khảo sát (95%) cho biết việc đầu tư vào lực lượng lao động ngành chăm sóc sức khoẻ trong năm 2024 là "quan trọng" hoặc "rất quan trọng.

3. Năng lượng tái tạo và môi trường
Năng lượng tái tạo và môi trường là hai lĩnh vực đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với các thách thức về biến đổi khí hậu và nguồn năng lượng bền vững. Thị trường lao động trong ngành Năng lượng tái tạo và Môi trường đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo Báo cáo Việc làm Năng lượng và Việc làm của Mỹ năm 2023, lực lượng lao động trong ngành năng lượng tăng gần 300.000 việc làm từ 2021 đến 2022.

4. Dữ liệu và phân tích
Dữ liệu và phân tích đang trở thành yếu tố then chốt trong nhiều ngành nghề, từ kinh doanh đến y tế. Sự phát triển của công nghệ và tăng trưởng dữ liệu lớn đã mở ra cơ hội mới để phân tích và hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng, xu hướng thị trường, và quyết định chiến lược.

Khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh, và trí tuệ nhân tạo đều dựa trên việc phân tích dữ liệu để đưa ra thông tin hữu ích, giúp các tổ chức tối ưu hóa hoạt động, cải thiện hiệu suất, và phát triển sản phẩm. Ngành này cần những chuyên gia có kỹ năng trong phân tích dữ liệu, hiểu biết về công nghệ, và khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Về mặt thu nhập, mức lương trung bình của một nhà phân tích dữ liệu vào khoảng 70,365 đô la Mỹ mỗi năm, và tăng lên đáng kể đối với các vị trí cấp cao hơn. Mức lương này thay đổi tùy theo kinh nghiệm, kỹ năng, ngành công nghiệp và kích thước công ty.

5. E-commerce và Marketing kỹ thuật số
E-commerce và Marketing kỹ thuật số đang định hình lại cách thế giới kinh doanh và tiếp cận khách hàng. E-commerce, hay thương mại điện tử, là quá trình bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trực tuyến thông qua các nền tảng và cửa hàng ảo. Đây là một phần không thể thiếu trong kinh doanh hiện đại, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn và giảm chi phí hoạt động.

Dữ liệu cho thấy rằng có tới 2.14 tỷ người, tương đương 27% dân số thế giới, đang mua sắm trực tuyến, với một lượng lớn lưu lượng truy cập đến từ các nguồn hữu cơ như Google. Điều này phản ánh rõ nét sự ưa chuộng và tiện lợi của việc mua sắm trực tuyến, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của việc tối ưu hóa SEO và trực quan hóa dữ liệu để thu hút khách hàng. Vì thế E-commerce và Marketing kỹ thuật số đang là ngành nghề có sức hút lớn.

Theo kết quả dự báo của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết giai đoạn 2025 - 2030, bình quân hàng năm nhu cầu nhân lực cần từ 310.000 - 330.000 chỗ làm việc.

Trong đó, nhu cầu nhân lực tập trung ở 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm: cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin; chế biến lương thực, thực phẩm; hóa chất - nhựa cao su.

Bên cạnh đó còn có 9 ngành dịch vụ chủ yếu gồm: tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; giáo dục - đào tạo; du lịch; y tế; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ, nghiên cứu và triển khai; thương mại; dịch vụ vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng; dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin.

Về nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu bình quân hàng năm cần 65.100 - 69.300 chỗ làm việc, chiếm tỷ trọng 21%. Về nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu bình quân hàng năm cần 170.500 - 181.500 chỗ làm việc, chiếm tỷ trọng 55%.

Quỳnh Chi (t/h)

 

Link nội dung: https://phapluatcuocsong.com/hoc-nganh-gi-khong-lo-that-nghiep-a85325.html