Sơn Kim và Nanogen "hứng đạn" từ lùm xùm tình ái "trà xanh" giữa CEO Hồ Nhân và ca sĩ Hiền Hồ, doanh nghiệp nên xử lí ra sao?

Chỉ trong vòng 2 ngày, hàng loạt các bài báo và trao đổi trên mạng xã hội nhắc tên thương hiệu Nanocovax, Nanogen hay Sơn Kim Group gắn với lùm xùm của cá nhân ông Hồ Nhân. Đây chắc chắn sẽ là vết chàm khó xóa cho thương hiệu doanh nghiệp nói chung và thương hiệu cá nhân lãnh đạo nói riêng.

Một lùm xùm mới đây về quan hệ tình cảm ngoài luồng giữa ca sĩ Hiền Hồ và CEO Nanogen Hồ Nhân - một doanh nhân nổi tiếng trong ngành dược và công nghệ sinh học nhanh chóng thu hút sự chú ý của truyền thông trong nước.

Những ồn ào tình ái giữa giới showbiz và đại gia không phải điều gì mới mẻ. Nhưng trong vụ này, vấn đề nghiêm trọng hơn ở chỗ, thông tin về doanh nghiệp, các thương hiệu, các cá nhân liên quan lập tức được săn tìm trên internet, và gắn liền với hình ảnh có phần "xấu xí" của nhà lãnh đạo.

Dù đây không phải là scandal về chất lượng sản phẩm hàng hóa - dịch vụ, nhưng lại vô cùng nặng nề vì liên quan đến cá nhân lãnh đạo cao nhất một doanh nghiệp, và lại là một scandal tình ái "tiểu tam - trà xanh" dễ dàng tạo ra một cơn địa chấn.

Mặc dù tối ngày 20/3, CEO Hồ Nhân của Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen đã lên tiếng phủ nhận , nhưng đốm lửa khủng hoảng vừa nhen lên lại càng cháy mạnh hơn.

Sơn Kim và Nanogen hứng đạn từ lùm xùm tình ái trà xanh giữa CEO Hồ Nhân và ca sĩ Hiền Hồ, doanh nghiệp nên xử lí ra sao? - Ảnh 1.

 Cụ thể, theo nguồn tin từ Zing, vị đại gia nhiều lần khẳng định hai người là "anh em họ của nhau". Ông cũng cho biết không có ý định kiện tụng trước những cáo buộc sai lệch về mối quan hệ của hai người: "Tôi mệt lắm. Kệ họ muốn làm gì thì làm. Tụi tôi là anh em họ với nhau mà".

Ngoài ra, trong cuộc chia sẻ với Zing, Tổng giám đốc Nanogen tái khẳng định ông và Hiền Hồ coi nhau như anh em ruột trong nhà. "Anh em nương tựa nhau, giúp đỡ nhau thôi, có gì đâu".

Liên quan đến tấm ảnh dắt tay nhau ở sân golf, CEO Hồ Nhân nói rằng gia đình đều biết việc ông đến đó cùng nữ ca sĩ. "Bạn của nó chia tay, gây lộn với nhau nên nó lôi tôi vô", ông Hồ Nhân giải thích.

Ngay lập tức, các từ khóa "anh em nương tựa" được viral rộng khắp. Thậm chí, đến cả nhà sáng lập Sơn Kim, mẹ vợ của ông Hồ Nhân cũng phải lên tiếng về vụ việc này. (Xem bài viết: ‘Lão phật gia’ của Sơn Kim Group chính thức lên tiếng về drama tình ái của con rể )

Chỉ trong vòng 2 ngày, hàng loạt các bài báo và trao đổi trên mạng xã hội nhắc tên thương hiệu Nanocovax, Nanogen hay Sơn Kim Group gắn với lùm xùm của cá nhân ông Hồ Nhân. Đây chắc chắn sẽ là vết chàm khó xóa cho thương hiệu doanh nghiệp nói chung và thương hiệu cá nhân lãnh đạo nói riêng.

Khủng hoảng truyền thông là vấn đề cực kì nghiêm trọng gây nên nhiều hậu quả xấu cho cá nhân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng. Nó không chỉ đánh mất hình ảnh thương hiệu mà còn kìm hãm quá trình phát triển kinh doanh.

Vậy làm thế nào để phòng tránh và giảm thiểu tác động của dư luận? Dưới đây là 6 bước trong quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả và nhanh chóng cho thương hiệu:

Bước 1: Xây dựng đội ngũ xử lý khủng hoảng truyền thông chuyên nghiệp

Để sở hữu quy trình xử lý khách hàng truyền thông tối ưu, bước đầu tiên doanh nghiệp phải xây dựng đội nhóm nhân viên xử lý chuyên nghiệp. Từng bộ phận trong đội nhóm này sẽ được phân chia công việc và nhiệm vụ khác nhau. Đồng thời những người có liên quan với công việc được giao sẽ phối hợp cùng doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân và giải pháp để xử lý khủng hoảng truyền thông nhanh nhất.

Bước 2: Tiến hành hợp tác với các bên báo chí, truyền thông

Tiếp theo trong quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông, doanh nghiệp cần tiến hành liên lạc và hợp tác với bên báo chí để dễ dàng tiếp cận. Đây là cách làm hiệu quả, giúp doanh nghiệp xoa dịu đi những đánh giá và phản hồi tiêu cực từ phía dư luận. Hãy luôn đảm bảo rằng, mọi thông tin được cung cấp phải chính xác và tránh những phát ngôn gây sốc làm khủng hoảng trở nên trầm trọng.

Bước 3: Ngăn chặn thông tin tiêu cực khi xảy ra khủng hoảng

Tốc độ lan truyền của internet cực kì cao, đặc biệt trong môi trường mạng xã hội, vì vậy để kìm hãm và ngăn chặn khủng hoảng, doanh nghiệp cần phải xử lý nhanh, gọn gàng nguồn thông tin tiêu cực trước khi sự việc trở nên mất kiểm soát. Hãy tìm đồng minh hoặc đối tác cùng bạn để đưa ra quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông phù hợp.

Đó có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức có tiếng nói và tầm ảnh hưởng lớn trong ngành để xoa dịu đi sự tác động từ dư luận. Bước này là cần thiết và doanh nghiệp cần phải chú ý trong quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông.

Bước 4: Sử dụng ngôn ngữ và hành động nhất quán

Để dư luận nhìn nhận và thấy được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với khủng hoảng, việc cần làm tiếp theo trong quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông chính là sử dụng ngôn ngữ hay hành động nhất quán. Bởi mọi lời nói và hành động lúc này là cơ sở để minh chứng cho sự khủng hoảng mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Hãy đảm bảo rằng, doanh nghiệp cần phải xử lý khủng hoảng đồng bộ. Từ phát ngôn cho đến những hành động, cử chỉ cũng không nên sử dụng những lời nói vòng vo, né tránh truyền thông và công chúng.

Bước 5: Đặt lợi ích của khách hàng, cộng đồng lên hàng đầu

Khủng hoảng truyền thông chắc chắn sẽ để lại cho doanh nghiệp những hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên tỷ lệ và mức độ thiệt hại cao hay thấp do khủng hoảng gây ra phụ thuộc rất nhiều vào cách xử lý của doanh nghiệp đó.

Để có quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông tối ưu, trong bước này, doanh nghiệp cần phải đặt lợi ích của cộng đồng và khách hàng lên hàng đầu. Đây là cách bảo vệ và giữ gìn hình ảnh cũng như thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.

Bước 6: Tiến hành hồi phục sau khủng hoảng

"Mọi sai lầm đều có cách sửa chữa" và tất cả các cuộc khủng hoảng cũng vậy. Sau khi chấm dứt, doanh nghiệp cần tiến hành phục hồi.

Để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, trước tiên, ban lãnh đạo công ty và ban quản lý khủng hoảng cần họp lại để xem xét và đánh giá tác động của khủng hoảng đã gây ra cho doanh nghiệp. Qua đó lên kế hoạch hoạt động truyền thông phù hợp và đưa việc kinh doanh ổn định trở lại.

Bộ phận Marketing cần khôi phục lại hình ảnh và định hướng truyền thông cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải kiểm tra và đánh giá công tác phòng chống rủi ro do khủng hoảng gây ra để rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu.

Khủng hoảng truyền thông là sự việc mà không một doanh nghiệp nào mong muốn xảy ra, bởi hậu quả mà nó để lại ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển của doanh nghiệp.

https://cafebiz.vn/son-kim-va-nanogen-hung-dan-tu-lum-xum-tinh-ai-tra-xanh-giua-ceo-ho-nhan-va-ca-si-hien-ho-doanh-nghiep-nen-xu-li-ra-sao-20220321160921554.chn

Theo Hiền Nhân

Pháp luật và bạn đọc

Link nội dung: https://phapluatcuocsong.com/son-kim-va-nanogen-hung-dan-tu-lum-xum-tinh-ai-tra-xanh-giua-ceo-ho-nhan-va-ca-si-hien-ho-doanh-nghiep-nen-xu-li-ra-sao-a2930.html