Mùa trâm ở vùng Thất Sơn

Khoảng cuối tháng 4 hằng năm, bà con vùng Bảy Núi (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) lại rộn ràng mùa trâm chín.

 

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn

Khoảng cuối tháng 4, 5 hằng năm, bà con vùng Bảy Núi (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) lại rộn ràng mùa trâm chín.

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 2).

Khi những cơn mưa đầu hạ bắt đầu rơi, dọc theo các con đường huyện Tri Tôn không khó để bắt gặp hình ảnh những cây trâm đang mùa chín rộ, cho trái căng mọng. 

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 3).

Ở đây trâm mọc thành vườn dưới chân núi, trâm mọc rải rác trên những cánh đồng, trâm mọc thành hàng ven đường tỉnh lộ.

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 4).

Tại huyện Tri Tôn, cây trâm tập trung nhiều ở 2 xã Núi Tô và Cô Tô. Đây là những địa phương có đông đồng bào DTTS Khmer sinh sống. 

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 5).

Cây trâm mọc hoang dã, sinh trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên được xem là món quà của thiên nhiên ban tặng cho người dân xứ núi. 

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 6).

Cây trâm ra hoa vào khoảng tháng 2, kết trái rồi bắt đầu chín vào khoảng tháng 4, 5 hằng năm. 

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 7).

Trái trâm sống có màu xanh, dần chuyển sang đỏ rồi tím đen khi chín. 

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 8).

Để hái được những trái trâm chín mọng trên cây cổ thụ, người ta phải trèo lên những ngọn cây cao rồi dùng tay để hái. 

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 9).

Người hái trâm phải nhẹ tay do trâm là loại trái dễ dập.

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 10).

Không chỉ góp phần tăng thu nhập cho bà con trong lúc nông nhàn, cây trâm còn giúp giữ đất, giữ vườn; tạo bóng mát cho những người nông dân sau những buổi lao động mệt nhọc.

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 11).

Trái trâm mới vừa hái xuống ăn ngọt lịm pha lẫn vị chua chan chát có mùi thơm dịu. Trái trâm có thể ăn nguyên chất, nhưng nhiều người rất thích trộn trâm với muối ớt giã nhỏ sẽ tăng thêm phần đậm đà và thi vị, càng ăn càng ghiền.

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 12).

Đây là loại cây có sức sống khá cao, dù ở các vùng đất khô cằn vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt. 

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 13).

Không cần tốn công chăm sóc, vào mùa chín rộ, nhà nào có cây trâm mọc thấp chỉ cần leo lên cây hái từng chùm hoặc căn lưới bên dưới gốc, rồi dùng cây chọc chọc cho trái rơi xuống. 

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 14).

Chị Nguyễn Thị Quyên, một người dân ở vùng Thất Sơn cho biết, năm nay do hạn hán kéo dài nên trái trâm không to, không được ngọt như mỗi năm. Mỗi ký trâm chỉ có giá từ 50 ngàn đến 80 ngàn đồng nhưng hái được bao nhiêu là bán được hết trong ngày.

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 15).

Đối với nhiều người lớn tuổi ở vùng Bảy Núi – An Giang, trái trâm đã từng gắn bó với tuổi thơ của họ, nhất là vào những ngày vía Bà, hàng trăm các bà, các chị, trẻ em thi nhau bán trâm trên dọc các con đường tỉnh lộ.

Dân sinh - Mùa trâm ở vùng Thất Sơn (Hình 16).

Chính vì vậy trong dân gian mới có bài đồng dao: “Trời mưa lâm râm / Cây trâm có trái / Con gái có chồng / Đàn ông có vợ / Đàn bà có con…” Tất cả những kỷ niệm đẹp đó vẫn luôn in hằn trong tâm hồn một thời thơ ấu của người dân vùng Thất Sơn xưa và nay.