Công ty điện doanh thu hàng trăm tỷ trên HOSE: Cổ phiếu đột nhiên tăng trần 5 phiên liên tiếp và sự xuất hiện của đại gia đứng sau một ngân hàng

Hiện nay, vốn điều lệ của công ty điện ở mức 284,9 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/6, cổ phiếu TTE của CTCP Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh đã tăng kịch trần 7% đạt mức giá 12.700 đồng/cp. Đáng chú ý, đây đã là phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp của cổ phiếu này. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu ở mức thấp chỉ vài nghìn đơn vị mỗi phiên. Trước đó, TTE cũng đã chứng kiên nhiều phiên giao dịch thậm chí không có thanh khoản. 

Công ty điện doanh thu hàng trăm tỷ trên HOSE: Cổ phiếu đột nhiên tăng trần 5 phiên liên tiếp và sự xuất hiện của đại gia đứng sau một ngân hàng- Ảnh 1.

CÔNG TY ĐIỆN CÓ DOANH THU HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG

CTCP Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh tiền thân là nhà máy Thủy điện Đăk Ne và tách ra từ CTCP Tấn Phát. Trường Thịnh được đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào năm 2014 với tên ban đầu là CTCP Đăk Ne với vốn điều lệ ban đầu chỉ 25,4 tỷ đồng. Đến năm 2017, doanh nghiệp này đã tăng vốn điều lệ lên mức 284,9 tỷ đồng, gấp hơn 11 lần chỉ sau 3 năm. 

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty này là sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Theo báo cáo thường niên năm 2023 của Trường Thịnh, doanh nghiệp này đang trực tiếp vận hành 4 nhà máy điện với tổng công suất phát điện là 28,3MW/h, tổng sản lượng bình quân hàng năm phát ra khoảng 176,6 triệu kwh. Các nhà máy của công ty này gồm nhà máy thủy điện Đăk Ne, Tà Vi, Đăk Pia và Đăk Bla 1. 

Trong đó, bà Lê Thị Hạnh là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ 2,3 triệu cổ phiếu, tương đương 8,03% vốn. 

Công ty điện doanh thu hàng trăm tỷ trên HOSE: Cổ phiếu đột nhiên tăng trần 5 phiên liên tiếp và sự xuất hiện của đại gia đứng sau một ngân hàng- Ảnh 2.

 Về tình hình kinh doanh, hàng năm Trường Thịnh hàng năm công ty này vẫn đều đặn mang về hàng trăm tỷ đồng doanh thu. Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp này lại lên xuống thất thường. Ví dụ như trong năm 2023, công ty này đã mang về 142 tỷ đồng doanh thu, tuy nhiên lại lỗ gần 2 tỷ đồng. Hàng năm công ty này phải trả gần trăm tỷ đồng chi phí lãi vay khiến biên lợi nhuận ròng ở mức thấp. 

Công ty điện doanh thu hàng trăm tỷ trên HOSE: Cổ phiếu đột nhiên tăng trần 5 phiên liên tiếp và sự xuất hiện của đại gia đứng sau một ngân hàng- Ảnh 3.

Công ty điện doanh thu hàng trăm tỷ trên HOSE: Cổ phiếu đột nhiên tăng trần 5 phiên liên tiếp và sự xuất hiện của đại gia đứng sau một ngân hàng- Ảnh 4.

Quý 1 vừa qua, Trường Thịnh mang về hơn 34 tỷ đồng doanh thu và hơn 2,4 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 13% và 25% so với cùng kỳ. Với kết quả này, công ty đã thực hiện được 24% kế hoạch doanh thu và 14% kế hoạch lãi trước thuế đề ra cho năm 2024.

Tại thời điểm 31/3, tổng tài sản của Trường Thịnh đạt 1.206 tỷ đồng, giảm 44 tỷ đồng so với số đầu năm. Trong đó, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất (61%) trong số tài sản của công ty, đạt 734,6 tỷ đồng. Về nguồn vốn, tổng nợ vay tài chính của doanh nghiệp này ở mức 593 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 323 tỷ đồng. 

SỰ XUẤT HIỆN CỦA TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ VIỆT PHƯƠNG

Mới đây, cổ đông công ty đã thông thông qua nội dung đáng chú ý là cho CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (VPG) nhận chuyển nhượng cổ phiếu dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của TTE mà không phải thực hiện chào mua công khai.

Danh sách cổ đông dự kiến chuyển nhượng cổ phần cho VPG gồm 11 người, sở hữu lên đến gần 11,7 triệu cp, tương ứng 40,92% vốn tại Trường Thịnh. Trong danh sách này, đáng chú ý có ông Phương Thừa Vũ - Chủ tịch HĐQT TTE và sở hữu trực tiếp 4,39% vốn, hay ông Nguyễn Bá Cảnh là anh rể của ông Vũ đang sở hữu 1,75% vốn. 

Giao dịch dự kiến được thực hiện trong năm 2024, thông qua hình thức mua khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Thực tế, vấn đề này đã được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên việc chuyển nhượng đến nay vẫn chưa thực hiện và tiếp tục triển khai trong năm 2024.

VPG tiền thân là công ty TNHH Thương mại, Đầu tư và Du lịch Việt Phương được thành lập ngày 5/1/1996. Mảng kinh doanh chính trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ; vận chuyển hành khách công cộng bằng taxi; phân phối độc quyền mặt hàng thép không gỉ của Tập đoàn NEUMO (Đức).

Trong giai đoạn 2001-2006, công ty đầu tư ra nước ngoài và tham gia lĩnh vực sản xuất; đầu tư lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô; đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Dự án nổi bật trong thời kỳ này là đầu tư nhà máy sản xuất chế biến gỗ tại tỉnh Khăm-Muộn, Lào.

Tháng 3/2007, Công ty chuyển đổi mô hình thành CTCP. Trong suốt giai đoạn sau đó đến năm 2010, công ty khai thác khoáng sản phi kim như cao lanh, felspat và đá cao trắng; thăm dò khoáng sản kim loại như chì kẽm và bauxit tại Lào.

Giai đoạn 2010-2015, VPG đầu tư và trở thành cổ đông lớn nhất của Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB). Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn đầu tư xây dựng tòa nhà thị chính thủ đô Viêng-chăn và chuyển giao cho chính quyền thủ đô của Lào. Ngoài ra, Công ty còn nghiên cứu đầu tư lĩnh vực năng lượng.

Từ năm 2016, đơn vị này đẩy mạnh khai khoáng và tham gia vào dược phẩm y tế; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến bột thạch anh ít sắt chất lượng cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế; ký hợp đồng khai thác và chế biến quặng Bauxit với Lào; đầu tư lĩnh vực dược phẩm, trở thành cổ đông chiến lược của Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (Vinapharm).