Cụ thể, có 3 ngân hàng đi kiện BSR–BF bao gồm Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCombank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) liên quan đến các khoản vay quá hạn thanh toán và biện pháp thu hồi nợ, lãi vay hợp đồng tín dụng xây dựng Nhà máy Nhiên liệu Sinh học Dung Quất với tổng giá trị nợ gốc và lãi vay là khoảng 1.372 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2021, giá trị ghi sổ còn lại của toàn bộ tài sản cố định hữu hình dùng làm thế chấp cho các khoản vay trên là 1.218 tỷ đồng.
Đến ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, Toà án Nhân dân Thành phố Quảng Ngãi đang trong quá trình thực hiện các thủ tục chuẩn bị xét xử vụ kiện trên.
BSR hiện đang sở hữu 65,54% cổ phần của BSR-BF, công ty thực hiện dự án Nhà máy Nhiên liệu Sinh học Bio-Ethanol Dung Quất nhưng hiện nay dự án trên đã tạm dừng hoạt động sản xuất.
Tại ngày lập báo cáo, BSR-BF đang trong quá trình thực hiện các thủ tục quyết toán chi phí đầu tư xây dựng. Giá trị quyết toán Nhà máy sẽ được điều chỉnh khi có phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền.
Tại ngày 31/12/2021, nợ ngắn hạn của BSR-BF vượt quá tài sản ngắn hạn là 1.331 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 1.243 tỷ đồng và nợ quá hạn thanh toán là 926 tỷ đồng. Khả năng tiếp tục hoạt động của BSR-BF phụ thuộc vào việc tái hoạt đọng sản xuất của Nhà máy, các hỗ trợ tài chính từ các cổ đông cũng như lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong tương lai. Trong năm 2021, BSR-BF cũng đang bị lỗ.
Dự án Nhà máy Nhiên liệu Sinh học Bio-Ethanol Dung Quất là một trong 12 đại dự án thua lỗ ngành Công Thương
Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất là dự án về trung tâm công nghiệp lọc hoá dầu đầu tiên của Việt Nam, có quy mô đầu tư lớn, công nghệ hiện đại. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 09/2009, nhà máy có công suất thiết kế 100 triệu lít/năm với tổng mức đầu tư hơn 80 triệu USD, được xây dựng trên diện tích gần 25 ha tại Khu kinh tế Dung Quất.
Nhà máy Ethanol Dung Quất
Nhà máy đi vào vận hành thương mại từ ngày 1/1/2014. Từ năm 2014, BSR-BF vẫn duy trì xuất khẩu sản phẩm nhưng với số lượng thấp vì vấp phải sự cạnh tranh về giá, trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa vẫn chưa tăng trưởng do lộ trình sử dụng xăng E5, E10 bị chậm.
Đến 2015, BSR-BF không xuất khẩu được do giá không thuận lợi. Thị trường nội địa sản lượng tiêu thụ vẫn rất thấp. Tổng sản lượng E100 bình quân do BSR và PVOil tiêu thụ ở thời điểm đó vào khoảng hơn 800 m3/tháng, trong khi thị phần E100 ngoài nhiên liệu chiếm tỷ trọng không đáng kể đã khiến BSR-BF giảm công suất chạy máy và tạm dừng hoạt động vào ngày 21/4/2015.
Sau đó, Nhà máy đã vận hành lại 2 đợt vào tháng 10/2018 và tháng 4/2019 theo Hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh gia công cho đối tác sau đó lại ngừng hoạt động cho tới nay.
https://cafef.vn/ba-ngan-hang-kien-cong-ty-con-cua-loc-hoa-dau-binh-son-bsr-do-qua-han-thanh-toan-khoan-vay-1372-ty-dong-20220322174222008.chnTheo Nhịp sống kinh tế